Cách chăm sóc rốn cho bé sơ sinh đúng để tránh nhiễm trùng mà ba mẹ nên biết

Cách chăm sóc rốn cho bé sơ sinh đúng để tránh nhiễm trùng mà ba mẹ nên biết

Cơ thể trẻ sơ sinh còn yếu nên khả năng bị nhiễm trùng rất cao, nhất là nhiễm trùng rốn nếu không được chăm sóc đúng cách. Nhiễm trùng rốn làm tăng nguy cơ nhiễm trùng huyết rất nguy hiểm, tăng tỷ lệ tử vong sau sinh. Chính vì thế cách chăm sóc rốn như thế nào cho đúng, hạn chế nguy cơ nhiễm trùng là rất quan trọng. Quá trình rụng rốn ở trẻ sơ sinh lâu hay chậm còn tùy thuộc vào cơ địa, sức khỏe cũng như việc vệ sinh. Chăm sóc rốn sạch ngay sau khi sinh và những ngày đầu sau sinh có hiệu quả trong việc ngăn ngừa nhiễm khuẩn rốn.

1. TẦM QUAN TRỌNG CỦA VIỆC CHĂM SÓC RỐN CHO TRẺ MỚI SINH

Rốn đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với trẻ sơ sinh, là cầu nối cung cấp dưỡng chất và oxy từ mẹ qua bánh nhau đến thai nhi. Sau khi sinh, cuống rốn sẽ tự rụng và để lại sẹo. Tuy nhiên, nếu không được chăm sóc đúng cách, rốn có thể bị nhiễm trùng, dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng của trẻ. Dưới đây là những lý do giải thích tại sao việc chăm sóc rốn cho trẻ sơ sinh là vô cùng cần thiết:

  • Ngăn ngừa nhiễm trùng rốn: Rốn là "cửa ngõ" dễ bị vi khuẩn xâm nhập nhất trên cơ thể trẻ sơ sinh. Nếu không được vệ sinh và giữ gìn khô ráo, rốn có thể bị nhiễm trùng, dẫn đến các biến chứng nguy hiểm như: nhiễm trùng lan đến gan - đây là biến chứng nguy hiểm nhất của nhiễm trùng rốn, có thể dẫn đến nhiễm trùng huyết, thậm chí tử vong với tỷ lệ lên đến 40-80%; và uốn ván rốn - một căn bệnh nguy hiểm do vi khuẩn xâm nhập vào rốn, gây co cứng cơ, suy hô hấp và có thể dẫn đến tử vong.
  • Làm chậm quá trình rụng rốn: Nhiễm trùng rốn có thể khiến cuống rốn lâu rụng hơn bình thường, gây khó chịu và ảnh hưởng thẩm mỹ cho trẻ.
  • Giúp rốn mau lành và rụng: Việc chăm sóc rốn đúng cách giúp rốn nhanh khô, mau lành và rụng đúng thời hạn, thường là trong vòng 1-2 tuần sau sinh.
  • Đảm bảo sức khỏe và sự phát triển toàn diện cho trẻ: Rốn lành, không nhiễm trùng là điều kiện tiên quyết để trẻ sơ sinh phát triển khỏe mạnh.

Do đó, cha mẹ cần lưu ý chăm sóc rốn cho trẻ sơ sinh đúng cách theo hướng dẫn của bác sĩ để đảm bảo sức khỏe và sự phát triển toàn diện cho trẻ.

2. NGAY SAU KHI BÉ VỪA SINH NÊN CHĂM SÓC RỐN NHƯ THẾ NÀO?

2.1 Vệ sinh vùng rốn của bé

Sau khi chào đời, dây rốn sẽ được kẹp lại để giữ cuống rốn sạch sẽ. Nếu kẹp rốn bị hở hoặc bị rơi ra, bạn phải chú ý vệ sinh khu vực rốn bé ít nhất 1 lần/ngày. Sử dụng khăn mềm, nhẹ nhàng lau vùng rốn của bé.

2.2 Cẩn thận khi tắm cho bé

Nhiều người cho rằng bạn chỉ nên lau người chứ không nên tắm bé cho đến khi rốn rụng. Tuy nhiên, việc tắm rửa cho bé không gây hại gì, miễn là bạn giữ cho cuống rốn khô và tránh chạm vào nước. Nếu cuống rốn bị ướt, hãy lau khô bằng khăn mềm. Đôi khi, cuống rốn của bé có thể bị bẩn nếu bé đi tiêu. Hãy nhẹ nhàng làm sạch bằng nước, vệ sinh lại bằng nước muối sinh lý và lau khô. Việc tắm rửa cho bé không gây hại gì, miễn là bạn giữ cho cuống rốn khô và tránh chạm vào nước

2.3 Cẩn thận khi mặc quần áo cho bé

Rốn là phần mà bạn phải chú ý nhất nhưng cũng đem đến cho bạn nhiều khó khăn khi mặc quần áo cho bé. Quấn tã phía dưới rốn, giữ cho cuống rốn khô. Khi tiếp xúc với không khí, cuống rốn sẽ mau khô. Chú ý chăm sóc vùng rốn khi mặc quần áo và giữ cho vùng rốn hở càng nhiều càng tốt.

2.3 Để cuống rốn rụng tự nhiên

Nếu đã qua một thời gian mà cuống rốn vẫn chưa rụng, bạn cũng đừng quá lo lắng. Đôi khi, cuống rốn sẽ rụng khá trễ. Trong trường hợp này, bạn vẫn chờ để cuống rốn rụng tự nhiên chứ không nên tác động lên nó. Nếu tại vị trí cuống rốn có dấu hiệu bất thường như chảy máu, chảy nước vàng, bạn hãy đưa bé đến gặp bác sĩ để được thăm khám và nhận sự tư vấn đúng đắn.

Sau khi cuống rốn rụng, bạn sẽ thấy lỗ rốn của bé. Đôi khi, lỗ rốn có thể bị nổi mẩn đỏ, thậm chí có thể chảy máu. Mẹ không nên quá lo lắng, điều này hoàn toàn bình thường và lỗ rốn sẽ lành lại trong vòng 2 tuần.

2.4 Tã phải được gấp dưới rốn

Không nên dùng gạc thường hoặc tã để băng rốn cho trẻ vì việc băng rốn nếu không được dùng bằng các sản phẩm đã được tiệt khuẩn thì sẽ tạo điều kiện làm ổ chứa vi khuẩn và ngăn cản sự lành rốn do rốn lâu khô, nhất là trong thời tiết nóng ẩm của nước ta.

Tránh sờ vào cuống rốn, bôi các chất từ thảo dược không sạch lên cuống rốn. Những chất từ thảo dược thường bị nhiễm bẩn với nhiều bào tử nấm và vi khuẩn sẽ làm tăng nguy cơ nhiễm khuẩn rốn.

3. NÊN LÀM GÌ SAU KHI DÂY RỐN RỤNG?

Các dây rốn thường tự tách ra trong vòng một hoặc hai tuần. Thật bình thường khi Mẹ nhìn thấy một mảng da khô, màu đỏ ở cuống rốn. Đôi khi, một lượng nhỏ máu tối màu có thể chảy ra – đừng lo lắng đó là điều bình thường. Nhưng nếu việc chảy máu kéo dài trên hai tuần, bạn nên xin tư vấn từ bác sĩ ngay. 

Việc giữ hoặc vứt bỏ dây rốn là hoàn toàn tùy thuộc vào người mẹ. Nhưng nếu mẹ muốn giữ nó như một vật lưu niệm thì có thể giữ trong một gói màu đỏ như vật kỷ niệm hay có nhiều người tin là một điều may mắn.

4. CÁCH CHĂM SÓC RỐN CHO BÉ SƠ SINH ĐÚNG CÁCH

Cách chăm sóc rốn cho trẻ sơ sinh áp dụng đối với trẻ sơ sinh chưa rụng cuống rốn và cả trẻ đã rụng cuống rốn, rốn còn tiết dịch hoặc nhiễm trùng.

4.1 Chuẩn bị dụng cụ:

  • Que bông vô trùng hay bông vô khuẩn.
  • Gạc vô trùng.
  • Dung dịch vệ sinh rốn cồn 70 độ hoặc dung dịch eosin 1%.
  • Băng rốn.

4.2 Các bước chăm sóc rốn trẻ sơ sinh:

  • Trước tiên, người chăm sóc cần rửa tay sạch sẽ, tốt nhất là với xà phòng diệt khuẩn.
  • Sau đó tháo băng rốn cũ của bé ra và rửa tay lại một lần nữa.
  • Sau đó một tay dùng gạc vô khuẩn nâng nhẹ nhàng cuống rốn, quan sát xem rốn có đỏ, có chảy mủ, rỉ máu hay có mùi hôi không, vùng da xung quanh chân rốn có tấy đỏ không.
  • Tiếp theo bạn dùng que bông vô khuẩn tẩm dung dịch sát khuẩn sát trùng rốn theo thứ tự từ chân rốn, thân rốn, mặt cắt cuống rốn.
  • Sát trùng da xung quanh cuống rốn từ chân rốn rộng ra 5cm bằng dung dịch sát khuẩn.
  • Cuối cùng nếu rốn tươi, băng rốn bằng gạc mỏng, còn nếu rốn khô không băng rốn để hở thông thoáng.

4.3 Chú ý:

  • Bình thường rốn của trẻ sơ sinh sẽ rụng trong vòng từ 7 đến 10 ngày sau sinh và sau 15 ngày thì cuống rốn phải liền hoàn toàn, tuy nhiên cũng có một số trường hợp rốn lâu rụng hơn nhưng nếu không có dấu hiệu nhiễm khuẩn thì không đáng lo. Điều cần làm là giữ rốn và vùng xung quanh sạch, khô cho đến khi cuống rốn rụng.

  • 24 - 48 giờ sau sinh, khi mặt cắt rốn khô, có thể tháo kẹp rốn an toàn khỏi cuống rốn. Trẻ nên được tháo kẹp rốn tại bệnh viện, trước khi trẻ sơ sinh được xuất viện về nhà. Kẹp rốn có thể gây cản trở trong khi thay tã tại nhà và có thể bị kéo giật lên, gây tổn thương chân rốn, gây đau cho trẻ.
  • Khi cuống rốn đã khô thì để hở, cho phép cuống rốn tiếp xúc với không khí giúp cuống rốn mau rụng hơn. Quấn tã phía dưới rốn, sau khi trẻ tiêu, tiểu cần thay tã ngay.
  • Khi rốn chưa rụng, tránh không đặt trẻ vào chậu tắm như vậy sẽ làm ướt rốn, nước tắm có thể không đảm bảo vệ sinh có thể gây nhiễm trùng rốn. Dùng khăn nhỏ mềm lau người trẻ, sau khi lau người dùng que gòn lau chân rốn trẻ.
  • Khi rốn rụng, có thể nhúng trẻ vào chậu tắm.
  • Cần tiếp tục chăm sóc rốn sau khi rốn đã rụng đến khi chân rốn khô không còn dịch tiết.
  • Nếu không cần thiết bạn đừng sờ vào cuống rốn của bé.
  • Trường hợp trẻ xuất hiện một ít máu khô dính ở chân rốn là bình thường cha mẹ không cần quá lo lắng.

5. KHI NÀO THÌ CẦN ĐƯA BÉ ĐI VIỆN KHÁM?

Những dấu hiệu nhận biết tình trạng nhiễm trùng rốn:

  • Chân rốn của trẻ sơ sinh bị đỏ và sưng.
  • Rốn trẻ sơ sinh tiết nhiều dịch, có mùi hôi.
  • Ấn vùng quanh rốn trẻ quấy khóc.
  • Đỏ vùng da xung quanh rốn.
  • Rốn chảy máu.

Ngoài ra, một số dấu hiệu khác kèm theo như:

  • Trẻ bị sốt cao trên 38 độ C, bé thở nhanh (nhịp thở trên 60 lần/phút), bé bị vàng da...
  • U hạt rốn: Nếu thấy chân rốn rỉ dịch vàng kéo dài mà không kèm dấu hiệu sưng, nóng, đỏ, trẻ không nóng sốt, có thể trẻ bị u hạt rốn.
  • Rỉ máu rốn kéo dài: Nếu thấy chân rốn rỉ máu nhiều và kéo dài, đây có thể là một dấu hiệu của bệnh lý rối loạn đông máu.
  • Khi nhận thấy trẻ có những dấu hiệu trên cha mẹ cần đưa trẻ tới cơ sở y tế để khám và được điều trị sớm tránh những biến chứng nguy hiểm cho trẻ.

Thực hiện chăm sóc rốn trẻ sơ sinh đúng cách tránh nguy cơ nhiễm trùng rốn, từ đó giảm được nguy cơ nhiễm trùng huyết nguy hiểm đến tính mạng của trẻ. Trong quá trình chăm sóc rốn cho trẻ cha mẹ thường xuyên kiểm tra, phát hiện các dấu hiệu bất thường để kịp thời đưa trẻ tới cơ sở y tế ngay.
 

← Bài trước Bài sau →

LIÊN HỆ VỚI DEAR BABY

Để luôn được hỗ trợ tốt nhất về thông tin sản phẩm

icon

Giao hàng nhanh chóng

Miễn phí với đơn hàng từ 1 triệu 2

icon

Chính sách Sỉ và Cộng tác viên

Hotline và Zalo tuyển sỉ: 0969.88.99.88

icon

Hỗ trợ 24/7

Qua chat box, page Facebook hoặc hotline