Tổng hợp những cách chăm sóc khi trẻ bị hăm tã

Tổng hợp những cách chăm sóc khi trẻ bị hăm tã

Hăm tã là một tình trạng viêm da rất dễ gặp ở trẻ em, nhất là trẻ sơ sinh. Việc mang tã thường xuyên có thể khiến cho làn da non yếu của con bị ảnh hưởng, mẫn cảm hơn làm xuất hiện các vết sưng đỏ vô cùng khó chịu. Vậy làm cách nào để trị hăm cho bé? Một vài thông tin được bài viết cập nhật ngay sau đây sẽ có ích cho các bố mẹ bỉm sữa. 

1. NGUYÊN NHÂN KHIẾN TRẺ BỊ HĂM TÃ

Hăm tã là một vấn đề thường gặp ở trẻ em. Hăm xuất hiện ở các vùng như mông hoặc bẹn của bé khiến làn da bị đỏ và trở nên đau, rát hơn. Một số nguyên nhân thường gặp gây nên tình trạng này có thể kể đến như:

  • Da bé khá mẫn cảm và thường bị dị ứng với những chất liệu ở bên trong tã, giấy ướt được sử dụng khi lau và vệ sinh cho các bé. 
  • Tình trạng nhiễm trùng hoặc nhiễm nấm cũng là một nguyên nhân làm xuất hiện hăm ở bé. Nấm và các vi trùng ký sinh ở trên da mặc dù không có hại nhưng gặp điều kiện ẩm ướt (có thể là do nước tiểu hoặc phân của trẻ) sẽ thúc đẩy chúng phát triển nhanh hơn. Từ đó, các mầm bệnh sẽ xuất hiện ở trên da, khiến làn da của trẻ bị ửng đỏ, xuất hiện các nốt mụn nhỏ khiến bé bị ngứa, rát vô cùng khó chịu. 

  • Chất liệu tã quá thô ráp khi tiếp xúc với làn da nhạy cảm của bé khiến các con cảm thấy vô cùng khó chịu. 
  • Hóa chất ở trong bột giặt hoặc các chất làm mềm vải cũng có thể tác động đến làn da non yếu của các con. 
  • Một số những loại xà phòng hoặc nước thơm cũng có thể khiến làn da non yếu của các con bị kích thích. 
  • Các loại quần không đảm bảo sự thông thoáng khiến làn da của bé luôn ẩm nên rất dễ bị hăm tã.

2. NHỮNG TRIỆU CHỨNG NHẬN BIẾT KHI BÉ BỊ HĂM TÃ

Để trị hăm cho bé đúng cách, bố mẹ cần phải nhận biết chính xác tình trạng hiện tại của con. Một số dấu hiệu để nhận biết hăm tã ở trẻ vô cùng đơn giản như:

  • Bé thể hiện sự khó chịu và giấc ngủ cũng không còn được sâu và, lâu như trước.
  • Phần da non nớt của con khi tiếp xúc với tã (không tính bộ phận sinh dục) bị ửng đỏ, nổi các vết mụn nhỏ. 
  • Phần da bị dị ứng ở trẻ có thể khô hoặc ướt. 
  • Một số trường hợp có thể bị sưng, nổi mụn gây nên tình trạng lở loét ở trên vùng da. 
  • Những vùng da bị tổn thương vì hăm tã sẽ rất đau, khiến bé khó chịu và quấy khóc. Đặc biệt khi những khu vực này tiếp xúc trực tiếp với nước tiểu. 


    Bé thường xuyên giật mình và đôi lúc sẽ khóc thét lên vì cảm thấy đau. 

Để xử lý vấn đề hăm tã ở trẻ, bố mẹ cần lưu ý một số việc như sau:

  • Vệ sinh phần mông và bẹn bằng nước sạch, xà phòng chuyên dùng cho trẻ nhỏ để loại bỏ vi khuẩn.
  • Lau khô da bé một cách thật nhẹ nhàng. 
  • Sử dụng kem thuốc đặc trị hăm tã ở những vùng da mông và bẹn chỉ với một lớp mỏng. 
  • Mặc tã cho bé (nên ưu tiên sử dụng những sản phẩm có chất liệu an toàn, mềm mại).

Kem hăm Sudocrem dùng được cho bé từ sơ sinh có tác dụng hiệu quả cao trong việc làm dịu, ngăn ngừa hăm tã hiệu quả

3. KHÔNG NÊN LÀM GÌ KHI BÉ BỊ HĂM TÃ?

Hăm tã là một trong những triệu chứng khiến cho các bé cảm thấy vô cùng khó chịu. Chính vì vậy, nếu bố mẹ không chú ý có thể khiến cho tình trạng hăm của con trở nên nặng hơn. Một số vấn đề mà bố mẹ cần lưu ý để giảm thiểu tình trạng hăm tã cho con như sau:

  • Thường xuyên thay tã cho con, tránh để tã bị ẩm ướt trong nhiều giờ liền làm bé khó chịu và có ảnh hưởng không tốt đến làn da non yếu của bé. 
  • Không nên quấn tã cho bé quá chặt khiến da bị bí bách.
  • Không được bôi phấn rôm để tránh làm bít tắc lỗ chân lông, càng làm nặng thêm tình trạng bị hăm tã. 

4. CHĂM SÓC BÉ BỊ HĂM TÃ SAO CHO ĐÚNG

Chăm sóc làn da trong quá trình điều trị hăm cho bé cần bố mẹ cẩn thận hơn. Khi được chăm sóc kỹ càng thì tình trạng bị hăm của con mới được cải thiện. Điều này đồng thời cũng giúp cho làn da của con nhanh chóng phục hồi và con không bị khó chịu. Một vài cách chăm sóc cho da bé mà bố mẹ cần để ý cụ thể như sau:

  • Sau khi tắm hoặc vệ sinh cho con, bố mẹ cần phải lau khô người cho con rồi mới quấn tã. Nhất định không được quấn tã cho con khi người còn ướt.

  • Mẹ cần chú ý để thay tã thường xuyên cho con, không để con mang tã cũ quá lâu. 
  • Luôn để làn da của con trong tình trạng khô thoáng, không sử dụng các loại bột, kem hay lá để tắm rửa cho con khi chưa có sự chỉ định của các bác sĩ. 
  • Khi lau rửa và vệ sinh cho con, mẹ cần vệ sinh kỹ các vùng da như bẹn, bộ phận sinh dục ngay sau khi bé vừa đi vệ sinh xong bằng nước ấm. Sau đó, mẹ sử dụng khăn bông khô mềm để lau cho con rồi mới thay tã mới. 
  • Khi vệ sinh, mẹ cần phải thật nhẹ nhàng để không làm con bị đau đồng thời tránh làm xuất hiện các vết trầy xước mới. 
  • Hạn chế sử dụng khăn ướt để tránh làm khô da của con. Nếu phải sử dụng, mẹ hãy ưu tiên sử dụng các sản phẩm không có cồn và không có hương liệu để dịu nhẹ nhất với làn da của con. 
  • Mẹ hãy để cho làn da của con được tiếp xúc với bầu không khí khô thoáng một thời gian nhất định rồi mới mặc bỉm cho con. Như vậy, bé cũng sẽ thấy dễ chịu hơn, các vết hăm cũng sẽ nhanh phục hồi hơn. 
  • Thường xuyên kiểm tra tã bỉm của bé để thay đồ mới cho con khi cần thiết. 

Trong trường hợp, các vùng da bị hăm của bé không có dấu hiệu cải thiện mà còn tệ hơn trước thì bố mẹ nên đưa con đi khám ngay để kịp điều trị. Một số dấu hiệu trở nặng của vùng hăm như da bị lở loét, có mụn mủ ngoài da và có nguy cơ lan rộng đến vùng bụng của con. 

Khi trẻ bị hăm tã sẽ cảm thấy vô cùng khó chịu. Kéo theo đó, giấc ngủ của các con cũng sẽ không được kéo dài như trước. Những vết sưng và lở loét trên da khiến các con cảm thấy đau và không thoải mái. Chính vì vậy, các bậc phụ huynh cần phải theo dõi con thường xuyên. Nếu bé có bất cứ dấu hiệu bất thường nào thì hãy nhanh chóng tìm đến các bác sĩ để được thăm khám cụ thể hơn. 

5. CÁCH MẶC TÃ ĐÚNG CHO BÉ BỊ HĂM TÃ

Làn da của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ vốn rất nhạy cảm. Khi bị hăm tã, da trẻ càng nhạy cảm hơn. Nếu chăm sóc không đúng cách, vết hăm có nguy cơ trở nặng, viêm loét và khó điều trị. Để phòng tránh nguy cơ này, ba mẹ nên chú ý mặc tã đúng cách cho trẻ bị hăm tã. Theo đó, ba mẹ cần quan tâm đến một số lưu ý sau nhé! 

5.1 Vệ sinh vùng da mặc tã nhẹ nhàng và đúng cách

Vì vùng da này đang bị tổn thương, nên ba mẹ cần hết sức nhẹ nhàng khi vệ sinh cho bé. Trước khi mặc tã mới, da bé tuyệt đối cần được làm sạch. Ba mẹ đừng vì sợ con đau và quấy khóc mà bỏ qua bước này nhé! Nếu không được vệ sinh sạch sẽ, vi khuẩn sẽ sinh sôi phát triển nhiều hơn. Từ đó, tình trạng hăm có thể trở nặng hơn. Dưới đây là 2 lưu ý giúp ba mẹ có thể vệ sinh vùng da mặc tã của con được an toàn và dễ dàng. Bỏ túi ngay, ba mẹ nhé! 

  • Chọn mua khăn ướt có thành phần dưỡng ẩm và kháng khuẩn để vệ sinh cho bé. Loại khăn này không chỉ giúp ba mẹ lau sạch da cho con, mà còn tạo lớp màng bảo vệ vùng da mặc tã của con tốt hơn.
  • Khi tiến hành vệ sinh cho làn da của con, ba mẹ cần lau theo chiều từ trước ra sau. Lưu ý, ba mẹ không nên làm ngược lại vì có thể kéo chất bẩn từ hậu môn lên bộ phận sinh dục của bé.

5.2 Cho vùng da bị hăm được thông thoáng khoảng 15' - 30' trước khi mặc tã mới

Sau khi vệ sinh sạch sẽ, ba mẹ chớ nên mặc tã ngay cho con. Thay vào đó, ba mẹ hãy chờ khoảng 15' - 30' để vùng da bị hăm đang hoàn toàn khô thoáng nhé! Thậm chí, tùy theo hoàn cảnh của ba mẹ mà thời gian này có thể và rất nên kéo dài lâu hơn. Bởi, sự ẩm ướt ở khu vực xung quanh bộ phận sinh dục của bé sẽ tạo điều kiện rất thuận lợi cho vi khuẩn sinh sôi. Từ đó, tình trạng hăm có thể trợ năng hơn. Vết thương sẽ viêm loét và gây đau cho bé nhiều hơn.

5.3 Chọn loại tã chất lượng, có khả năng thấm hút tốt, thông thoáng, phù hợp với cân nặng của con

Hơn lúc nào hết, ba mẹ càng phải chú ý đến chất lượng của tã để giúp bé bị hăm tã vừa có thể mặc tã được vừa không để tình trạng hăm tã trở nặng. Dưới đây là 3 bí quyết giúp ba mẹ có thể chọn được loại tã chất lượng, cụ thể: 

  • Chọn tã có thương hiệu uy tín và thành phần an toàn: Tã có thương hiệu luôn rõ ràng về nguồn gốc, xuất xứ, cũng như chất lượng được cam kết và kiểm chứng an toàn bởi các cơ quan có chức năng. Ba mẹ cũng cần nắm một lưu ý rất quan trọng về thành phần của bỉm tã cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Tuyệt đối không chọn các loại bỉm chứa Clo, hoặc các chất lưu hương hoá học,… vì có thể gây kích ứng da con.

Tã Merries hoặc Moony là những nhãn hiệu hàng đầu Nhật Bản đảm bảo an toàn cho bé, có 2 loại dán và quần giúp ba mẹ dễ dàng sử dụng trong mọi trường hợp

  • Chọn tã có khả năng thấm hút tốt: Đây là tiêu chí vô cùng quan trọng mà ba mẹ cần ghi nhớ. Chính nhờ miếng tã thấm hút tốt mà nước tiểu sẽ không gây ẩm ướt cho làn da của bé, cũng như sự bí bách trong khu vực xung quanh bộ phận sinh dục của con. Một mẹo nhỏ cho ba mẹ để dễ chọn đúng tã thấm hút tốt là mẹ hãy chọn các loại tã chứa nhiều hạt SAP – loại hạt này có công dụng thấm hút và giữ nước siêu tốt, giúp mông con khô thoáng lên đến 12h.
  • Kích thước bỉm phù hợp với cân nặng của bé: Tã chật gây cọ xát giữa bề mặt tã và da, khiến da bé trầy xước gây hăm tã nặng hơn. Vì vậy, ba mẹ cần chọn tã vừa hoặc nhỉnh hơn một size so với cân nặng của bé để tạo sự thoải mái, cũng như tránh nguy cơ hăm tã cho con.
 
← Bài trước Bài sau →

LIÊN HỆ VỚI DEAR BABY

Để luôn được hỗ trợ tốt nhất về thông tin sản phẩm

icon

Giao hàng nhanh chóng

Miễn phí với đơn hàng từ 1 triệu 2

icon

Chính sách Sỉ và Cộng tác viên

Hotline và Zalo tuyển sỉ: 0969.88.99.88

icon

Hỗ trợ 24/7

Qua chat box, page Facebook hoặc hotline